
Luận án Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tự quản ở Việt Nam
- Số trang : 178 trang
- Lượt tải : 500
Các file đính kèm theo tài liệu này
- luan_an_gioi_han_xet_xu_so_tham_trong_to_tung_hinh_su_viet_n.pdf
- Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại
Thứ nhất, chính quyền địa phương được thành lập ở các ĐVHCLT theo
quy định của pháp luật, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN ở địa phương;
đưa đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước vào
cuộc sống; cung cấp dịch vụ công phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân ĐP.
Đồng thời cũng là nơi để người dân ĐP tham gia vào hoạt động QLNN; thể
hiện ý chí, nguyện vọng của mình với nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu (quyền
lợi ích hợp pháp) của nhân dân. Chính vì vậy, làm thế nào để xây dựng mô hình
tổ chức CQĐP đáp ứng được yêu cầu trên là một trong những đòi hỏi và thách
thức của mỗi quốc gia. Do đó, vấn đề về tổ chức CQĐP luôn là đề tài được các
nhà khoa học và người làm thực tiễn quan tâm nghiên cứu.
Thứ hai, thực tiễn có rất nhiều mô hình QLNN nhưng về cơ bản có hai mô
hình QLNN phố biết: quản lý tập trung và phi tập trung. Mô hình quản lý tập
trung chỉ cần thiết và thành công trong điều kiện chiến tranh, khôi phục đất
nước sau chiến tranh, trong điều kiện thời bình, kinh tế thị trường. Trên thế
giới, ở nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình tự quản địa phương, CQĐP theo
hướng tự quản – mô hình phi tập trung ở những mức độ khác nhau, châu Âu đã
có Hiến chương về tự quản địa phương. Việc áp dụng mô hình tự quản địa
phương, CQĐP theo hướng tự quản đã mang lại nhiều kết quả: phát huy được
tính sáng tạo, chủ động, tự chịu trách nhiệm của CQĐP và giải quyết được mối
quan hệ giữa CQTW với CQĐP là những pháp nhân công quyền có nhiệm vụ,
quyền hạn riêng biệt, không can thiệp vào hoạt động của nhau, trừ những vấn
đề mà cả TW và ĐP đều phải thực hiện.
