
Luận án Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính: Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam
- Thời lượng : Đang cập nhật
- Sở hữu khóa học : Download miễn phí
- Tất cả khóa học được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại
- Hãy cân nhắc mua khóa học để ủng hộ tác giả
Tải miễn phí bản trọn bộ
Cam kết video bài giảng và tài liệu giống mô tả
Link tốc độ cao và an toàn
Link trực tiếp từ google drive đã được quét virus
Học Online Tiện Lợi
Học online trên drive bằng điện thoại hoặc máy tính
2.3 Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống
2.3.1 Lý thuyết về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống
CSTT là khuôn khổ chính sách được lựa chọn bởi NHTW đạt được các mục tiêu. Trên thực tế CSTT liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như đo lường các mục tiêu cuối cùng, đặc điểm kỹ thuật của các mục tiêu trung gian tiềm năng, sự lựa chọn công cụ CSTT cũng như quy trình thủ tục thực thi CSTT. Trong khi RRHT như một vấn đề liên quan đến chính sách, xem xét từ giác độ lý thuyết và thực nghiệm, một HTTC lành mạnh là quan trọng. Nếu trung gian tài chính bị gián đoạn có thể làm giảm đáng kể tổng đầu tư và hoạt động kinh tế. Tính chất đặc biệt của lĩnh vực tài chính là mức độ liên kết rất lớn trên thị trường thông qua các khoản nợ.
RRHT hình thành dưới dạng một cuộc KHTC nghiêm trọng, có thể lan tỏa và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thực của một quốc gia hoặc cả khu vực, gây ra mất cân bằng trong HTTC, giảm sút thanh khoản, tăng rủi ro và giảm sự tin tưởng của nhà đầu tư và người tiêu dùng. Ảnh hưởng đến khả năng theo đuổi các mục tiêu của NHTW các nước. Nếu các quy định an toàn vĩ mô không giảm thiểu được việc hình thành RRHT thì rủi ro liên quan đến giá cả và sản lượng chắc chắn sẽ trở thành mối quan tâm của CSTT.
Mô hình Keynes Mới nhấn mạnh rằng biến động kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào tầm quan trọng tương đối của mục tiêu kiểm soát lạm phát, sản lượng và chiến lược của CSTT, trong khi đó mô hình Định giá tài sản vốn tiêu dùng (Consumption-based asset pricing model – CCAPM) cho rằng giá rủi ro trong một nền kinh tế phụ thuộc vào biến động kinh tế vĩ mô. Do đó, có một liên hệ trực tiếp giữa CSTT và giá rủi ro, nếu CSTT quản lý giảm biến động kinh tế vĩ mô, giá rủi ro sẽ giảm. Mặt khác nếu CSTT thành công có thể khiến các bên tham gia thị trường chấp nhận rủi ro không bền vững, RRHT tăng lên mặc dù đã ổn định vĩ mô thành công.