
Luận án Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV bằng hóa trị phác đồ Cisplatin kết hợp với Paclitaxel hoặc Etoposide
- Số trang : 178 trang
- Lượt tải : 500
Các file đính kèm theo tài liệu này
- luan_an_gioi_han_xet_xu_so_tham_trong_to_tung_hinh_su_viet_n.pdf
- Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại
Ung thư phổi (UTP) là bệnh ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu do ung thư trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê
năm 2012, trên toàn thế giới, tổng số người mới mắc các bệnh ung thư nói
chung khoảng 14,1 triệu thì ung thư phổi chiếm 1,8 triệu (13%), số bệnh nhân
tử vong hàng năm do các bệnh ung thư là 8,2 triệu thì UTP chiếm 1,6 triệu
(19,4%). Tiên lượng sống của ung thư phổi rất xấu, tỷ lệ sống thêm toàn bộ
cho các giai đoạn sau 5 năm chỉ khoảng 18%. Với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử
vong cao, cho đến nay ung thư phổi vẫn luôn là thách thức lớn, là vấn đề sức
khỏe đáng quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới [1],[2],[3].
Về thực hành lâm sàng, UTP chia làm 2 nhóm chính là ung thư phổi tế bào
nhỏ (UTPTBN) chiếm khoảng 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ
(UTPKTBN) chiếm khoảng 85%. Hai nhóm bệnh này có tiên lượng và phương
pháp điều trị khác nhau. UTPKTBN có tiên lượng tốt hơn và có nhiều lựa chọn
điều trị hơn [4], [5], [6].
Điều trị UTPKTBN là tổng hợp của các phương pháp bao gồm: phẫu
thuật, xạ trị, liệu pháp toàn thân (hóa trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch),
chăm sóc triệu chứng. Việc điều trị này tùy thuộc vào các giai đoạn và thể
trạng chung của người bệnh [7],[8],[9].
Cho đến nay với UTPKTBN giai đoạn IV và giai đoạn IIIB không có chỉ
định hóa xạ trị triệt căn thì tùy vào tình trạng toàn thân, thể giải phẫu bệnh,
kết quả đột biến gen, phương pháp điều trị bước đầu có thể là hóa trị, điều trị
đích hoặc miễn dịch. Với những tiến bộ không ngừng về sinh học phân tử các
phương pháp điều trị đích, điều trị miễn dịch ngày càng chứng minh được tính
ưu việt về kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ cũng như sống thêm không
tiến triển cho các bệnh nhân giai đoạn muộn mà độc tính thường ít gặp hơn so
với hóa trị. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có thể áp dụng trên một tỷ lệ
nhỏ bệnh nhân với những chỉ định cụ thể: Thuốc kháng TKI như erlotinib,
gefitinif chỉ định cho những bệnh nhân có đột biến gen EGFR, thể trạng già
yếu PS 2, crizotinib chỉ định cho đột biến ALK dương tính hay kháng thể
kháng PD – 1 và PD – L1 ở những bệnh nhân có PD L1 ≥ 50%, thuốc kháng
sinh mạch bevacizumab chỉ định cho thể mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến.
Ngoài ra, chi phí điều trị bằng những phương pháp này còn khá cao so với thu
nhập của người Việt Nam. Vì vậy, hóa trị toàn thân cho đến nay vẫn là lựa
chọn chính trong điều trị bước đầu cho bệnh nhân này. Hóa chất điều trị cho
giai đoạn này là các phác đồ phối hợp có platinum. Trước đây phác đồ
cisplatin – etoposide được coi là phác đồ chuẩn trong điều trị cho UTPKTBN
giai đoạn muộn. Tuy nhiên kể từ những năm 2000, một số hoạt chất mới ra
đời cho hiệu quả cao hơn, tăng tỷ lệ đáp ứng và kéo dài thời gian sống thêm
khi phối hợp với platinum như paclitaxel, docetaxel, gemcitabin, vinorelbine
và pemetrexed [10], [11], [12].
Tại Việt Nam phác đồ paclitaxel – cisplatin là một trong số các phác đồ
đã được đưa vào sử dụng trên lâm sàng. Với ưu điểm chu kỳ điều trị mỗi 3
tuần 1 lần so với các phác đồ khác 1 tuần 1 lần, do vậy rất thuận tiện cho
những bệnh nhân ở xa bệnh viện có thể giảm bớt các chi phí về đi lại, ăn ở.
Mặc dù vậy, hiệu quả điều trị và độc tính của phác đồ này trên bệnh nhân Việt
Nam cho đến nay vẫn chưa được tác giả nào trong nước nghiên cứu và đánh
giá. Xuất phát từ thực tế lâm sàng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
bằng hóa trị phác đồ cisplatin kết hợp với paclitaxel hoặc etoposide” với
hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị hóa chất phác đồ cisplatin kết hợp với
paclitaxel hoặc etoposide trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ
giai đoạn IIIB, IV tại Bệnh viện K trung ương giai đoạn 2009 – 2013.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của hai phác đồ trên.
