
Luận án Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện cho nữ vận động viên bóng bàn trẻ 16-18 tuổi các tỉnh phía nam sau 2 năm tập luyện
- Số trang : 178 trang
- Lượt tải : 500
Các file đính kèm theo tài liệu này
- luan_an_gioi_han_xet_xu_so_tham_trong_to_tung_hinh_su_viet_n.pdf
- Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại
Trong huấn luyện thể thao hiện đại, việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển chọn và đào tạo VĐV. Vậy thế nào gọi là trình độ tập luyện? Về khái niệm này trong các sách, tạp chí lý luận chuyên ngành trong và ngoài nước, chúng ta thấy rất nhiều các định nghĩa khác nhau.
Đối với các tác giả ngoài nước đã đưa ra một số khái niệm trình độ tập luyện thể thao như sau:
-Theo Aulic I.V, 1982, trong cuốn “Đánh giá trình độ tập luyện thể thao” cho rằng: “Việc đánh giá trình độ tập luyện không phải mục đích tự thân. Là nhiệm vụ hàng thứ hai, nó như là một phương tiện kiểm tra cần phải có để phục vụ cho vấn đề chính, đó là phương pháp luyện tập tạo điều kiện đạt được những thành tích thể thao cao” [3]
– I.V Xmirônôp, 1984, thì: “Trình độ tập luyện của VĐV là kết quả tổng hợp của quá trình huấn luyện thể thao, nó phản ánh sự nâng cao khả năng chức phận của cơ thể VĐV, khả năng làm việc chung và chuyên môn, trình độ hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động; Trình độ tập luyện của VĐV được đánh giá và được kiểm tra bằng những khả năng của VĐV thể hiện ở thành tích thể thao” [67].
Tiến sĩ Harre D, 1996, cho rằng: “Trình độ tập luyện của VĐV thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện, lượng vận động đặc biệt và các biện pháp khác” [12].
Ở trong nước cũng có nhiều bài báo trên các tạp chí, luận án của các tác giả đã đưa ra những khái niệm về trình độ tập luyện khác nhau như:
Theo Nguyễn Toán và TS Phạm Danh Tốn (1993), “Trình độ tập luyện của VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn huấn luyện thể thao. Nó thể hiện ở mức nâng cao khả năng chức phận của cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức độ hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo thể thao phù hợp”.[51]
Theo Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà (1994), “Trình độ tập luyện là trạng thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của các đặc tính sinh học trong cơ thể VĐV, những biến đổi đó xác định mức độ khả năng của các hệ thống chức năng trong cơ thể”.[17]
Theo quan điểm của Trương Anh Tuấn (1995), “Do ảnh hưởng của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu, năng lực thể thao của VĐV được nâng cao phù hợp với từng giai đoạn huấn luyện, trình độ được nâng cao của các năng lực thể thao được gọi là trình độ tập luyện”. [59]
Theo Lưu Quang Hiệp: “Mức độ thích nghi của cơ thể với một hoạt động cụ thể nào đó đạt được bằng tập luyện đặc biệt, được gọi là trình độ tập luyện”. [14]
Trong cuốn sách “Tiêu chuẩn đách giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao” năm 2002 của Viện Khoa học TDTT-Ủy ban TDTT: “Trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố Y-sinh, tâm lý, kỹ-chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác”. [69]
