Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the acf domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/baocaosu/domains/baocaosugiatot.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
Luận án Năng suất lao động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – Tải miễn phí

Luận án Năng suất lao động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  • Số trang : 178 trang
  • Lượt tải : 500

Các file đính kèm theo tài liệu này

  • luan_an_gioi_han_xet_xu_so_tham_trong_to_tung_hinh_su_viet_n.pdf
  • Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại

NHẬP MÃ XÁC NHẬN ĐỂ TẢI LUẬN VĂN NÀY

Nếu bạn thấy thông báo hết nhiệm vụ vui lòng tải lại trang

1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường năng suất lao động
1.1.4.1. Các chỉ tiêu cấu thành chỉ tiêu đo lường năng suất lao động
Thông thường để tính NSLĐ cần dựa trên 2 yếu tố đó chính là đầu ra và đầu vào của một doanh nghiệp, đặc biệt là đầu vào lao động.
Đầu ra có thể tính bằng tổng giá trị sản lượng hoặc giá trị gia tăng (hoặc GDP ở cấp độ nền kinh tế). Tuy nhiên khi sử dụng Tổng giá trị sản lượng làm đầu ra để tính năng suất thì có sự hạn chế vì trong Tổng giá trị sản lượng bao gồm cả các chi phí trung gian, mà phần chi phí trung gian là giá trị do nhà cung cấp tạo ra, nên khi sử dụng tổng giá trị sản lượng thì không phản ánh đúng giá trị tạo ra của doanh nghiệp hoặc của ngành, kết quả phân tích sẽ không chính xác, đặc biệt đối với những ngành có chi phí trung gian chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, giá trị gia tăng thường được sử dụng trong đánh giá năng suất ở cấp độ ngành. Mặc dù khái niệm giá trị gia tăng được hình thành từ cách đây hơn hai trăm năm nhưng bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ 20, với vai trò là cơ sở cho hệ thống thưởng và khuyến khích người lao động. Đến những năm 1950-1960, nhiều doanh nghiệp Châu Âu bất đầu sử dụng khái niệm này trong đánh giá hiệu quả doanh nghiệp. Vào những năm 1970, giá trị gia tăng thực sự được sử dụng phố biển với mục tiêu cải tiến năng suất. Giá trị gia tăng là giá trị mới được tạo ra từ quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ nhờ nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp gồm người lao động và những người cùng góp vốn (các nhà đầu tư và các cổ đông). Giá trị gia tăng tạo ra sẽ được dùng để trả cho những người có đóng góp vào việc tạo ra nó dưới dạng tiền lương và phụ cấp lao động, lãi suất vay vốn, cố tức và lợi nhuận.
Đầu vào lao động: có thể đo bằng số Lao động (ký hiệu N), hoặc số lao động qui đổi làm việc toàn thời gian (ký hiệu FTE) được tính bằng tổng số giờ làm việc chia cho số giờ làm việc bình quân thực tế của công nhân làm việc toàn thời gian, hoặc số giờ công lao động (ký hiệu H). Từ khía cạnh phân tích sản xuất, bỏ qua sự khác biệt về chất lượng tại các thời điểm, đầu vào lao động đo theo giờ công lao động là thích hợp nhất. Trong tính toán NSLĐ, nếu sử dụng số lao động sẽ không thể hiện được sức lao động được chuyển vào sản xuất, dẫn đến kết quả bị ảnh hưởng nhiều bởi công việc bán thời gian hoặc làm thêm giờ, sự vắng mặt, thiếu việc làm, vì vậy khi tính đầu vào lao động dựa trên số giờ làm việc sẽ phản ánh tốt hơn.