Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the acf domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/baocaosu/domains/baocaosugiatot.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
Luận án Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập – Tải miễn phí

Luận án Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập

  • Số trang : 178 trang
  • Lượt tải : 500

Các file đính kèm theo tài liệu này

  • luan_an_gioi_han_xet_xu_so_tham_trong_to_tung_hinh_su_viet_n.pdf
  • Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại

NHẬP MÃ XÁC NHẬN ĐỂ TẢI LUẬN VĂN NÀY

Nếu bạn thấy thông báo hết nhiệm vụ vui lòng tải lại trang

Rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) được đặc trưng bởi tình trạng lo âu
quá mức không kiểm soát được, lan tỏa nhiều chủ đề, không khu trú bất cứ tình
huống đặc biệt nào, thường kéo dài nhiều tháng [1]. Trong Phân loại bệnh
Quốc tế lần thứ 10, triệu chứng lo âu dễ phát hiện nhưng cũng dễ nhầm lẫn
trong thực hành lâm sàng. Biểu hiện lo âu có thể xuất hiện ở người bình
thường, trong nhân cách bệnh và có thể xuất hiện trong một số bệnh lý như:
rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau
sang chấn, các rối loạn ám ảnh. Các triệu chứng của RLLALT đa dạng và
phong phú bao gồm: các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật, các triệu
chứng vùng ngực, bụng, các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần và
một số triệu chứng khác [2]. Sự đa dạng, phong phú của các triệu chứng gây
không ít khó khăn trong nhận biết và xác định chẩn đoán. Nhiều khi bệnh
nhân đến khám không phải với lý do là triệu chứng lo âu mà vì các triệu
chứng khác. Theo Montgomery (2010), bệnh nhân đến khám vì lo âu chỉ
khoảng 13,3% [3]. Các bệnh nhân đi khám vì các lý do khác chiếm tỉ lệ cao
hơn: 47,8% đến khám vì các triệu chứng cơ thể khác nhau (34,7% với các
triệu chứng đau và 32,5% với các rối loạn giấc ngủ) [3],[4]. Do vậy, xác định
chính xác đặc điểm lâm sàng RLLALT là cần thiết giúp chẩn đoán đúng và
điều trị hiệu quả.
Trong thực hành lâm sàng, điều trị RLLALT có thể sử dụng liệu pháp
hóa dược, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai liệu pháp. Hai liệu pháp đều
cho thấy có hiệu quả trong việc làm thuyên giảm các triệu chứng lo âu và các
triệu chứng khác của RLLALT. Liệu pháp hóa dược được hướng nhiều đến
điều trị giai đoạn cấp tính còn liệu pháp tâm lý hướng nhiều đến điều trị giai
đoạn duy trì và chống tái phát bệnh. Theo Baldwin, tỉ lệ tái phát RLLALT sau
khi điều trị bằng liệu pháp tâm lý thấp hơn sau khi điều trị bằng thuốc [5].
Một số nghiên cứu trên thế giới về các phần trong liệu pháp thư giãn – luyện
tập như: luyện thư giãn, luyện thở và luyện tư thế đã cho thấy hiệu quả trong
điều trị các triệu chứng lo âu và các triệu chứng cơ thể.
Ở Việt Nam, tại Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, bệnh viện Bạch
Mai, từ những năm 1970, liệu pháp thư giãn – luyện tập được áp dụng để điều
trị cho những bệnh nhân tâm căn và đã cho thấy có những hiệu quả nhất định.
Cho đến nay, liệu pháp còn ít được áp dụng trong điều trị RLLALT do chưa
có bằng chứng khoa học đánh giá hiệu quả trong thực hành lâm sàng. Với
mong muốn làm rõ đặc điểm lâm sàng và xác định hiệu quả của liệu pháp thư
giãn trong điều trị RLLALT, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập” với 2
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa theo ICD – 10.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư
giãn – luyện tập.